Điều trị chủ động đề cập đến các phương pháp điều trị có sự tham gia chủ động từ bệnh nhân trong quá trình phục hồi. Liệu trình có thể bao gồm các bài tập riêng biệt và vận động chức năng nhằm mục tiêu cải thiện sức mạnh, sự linh hoạt, đồng thời tăng cường sức chịu đựng của cơ thể.

Lợi ích của việc điều trị chủ động bao gồm:

  • Giúp bệnh nhân hiểu hơn về tình trạng của bản thân, từ đó tự tin hợp tác và tuân thủ kế hoạch điều trị.

  • Cải thiện chức năng trong sinh hoạt hàng ngày: Điều trị chủ động tập trung vào việc khôi phục và tăng cường khả năng chức năng, như đi bộ, nâng đồ và thực hiện các hoạt động hàng ngày. Mỗi bài tập được đưa ra sẽ được cá nhân hóa phù hợp với từng người bệnh với mục tiêu chuyển động và nhiệm vụ cụ thể, từ đó giúp bệnh nhân nhanh chóng lấy lại sự độc lập và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.

  • Lợi ích lâu dài: Điều trị chủ động thúc đẩy cải thiện lâu dài về chức năng và khả năng di chuyển, giảm nguy cơ của các vấn đề về sức khỏe hoặc chấn thương trong tương lai.

Ý kiến này đã được đưa vào nghiên cứu: “Ảnh hưởng của Phương Pháp Điều Trị Chủ Động so với Phương Pháp Điều Trị Thụ Động đối với Sự Tái Phát của Đau Lưng Thấp Không Đặc Hiệu” được thực hiện bởi Frieder Krause, Daniel Niederer, Winfried Banzer, Lutz Vogt, được công bố năm 2021
👉 Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33749637/

Mục tiêu của nghiên cứu theo tổ hợp này nhằm đánh giá dự đoán của các phương pháp điều trị chủ động và thụ động đối với sự tái phát của đau lưng dưới không đặc hiệu sau liệu pháp.

Phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân mắc đau lưng dưới không đặc hiệu đã được điều trị từ một trung tâm sức khỏe và điều trị. Các phương pháp điều trị được phân loại là chủ động hoặc thụ động. Bệnh nhân được theo dõi trong một năm sau khi kết thúc liệu pháp và ghi nhận các triệu chứng tái phát. Bệnh nhân được phân loại thành hai nhóm (tái phát và không tái phát). Phân tích ROC đã được sử dụng để phân tích

Kết quả nghiên cứu: Từ 96 người tham gia đã được phân tích. 34 người tham gia có dấu hiệu tái phát đau lưng dưới không đặc hiệu (LBP). Tần suất điều trị chủ động có khác biệt đáng kể giữa các nhóm tái phát hoặc không tái phát (p <0,05). Tần suất điều trị 1,45 phiên chủ động / tuần là một ngưỡng cắt nhạy cảm (độ nhạy: 0,73) để phân biệt các nhóm tái phát. “Người tham gia có tần suất điều trị chủ động dưới 1,45 phiên mỗi tuần đã có nguy cơ tái phát tăng 82% (RR: 1,824 (95%-CI: 1,077-3,087)).”

Kết luận: Các phương pháp điều trị chủ động, đặc biệt là tập thể dục, rất quan trọng trong liệu pháp và phòng ngừa tái phát của LBP không đặc hiệu. Bệnh nhân nếu thực hiện dưới 1,45 phiên điều trị chủ động / tuần sẽ tăng 82% nguy cơ tái phát sau một năm. Từ nghiên cứu ngày, các nhà điều trị đưa ra kết luận: Phương pháp điều trị chủ động giúp phòng ngừa tái phát hiệu quả với yêu câù ít nhất 2 buổi điều trị mỗi tuần.

 

ỨNG DỤNG CỦA KINESIO TAPING TRONG ĐIỀU TRỊ CHỦ ĐỘNG

  • Giảm đau: Kinesio Taping có khả năng theo nguyên lý thuyết cổng gác giúp bệnh nhân cảm thấy dể chịu hơn khi vận động, đặc biệt là các bệnh lý cần tập vận động sớm

  • Tăng khả năng co cơ: Các bài tập mạnh cơ tùy theo mức độ luôn được khuyến nghị trong liệu trình phục hồi chức năng, Kinesio Taping có vai trò giúp nâng mô, cải thiện khả năng trượt lên nhau của các sợi cơ giúp cơ co tốt hơn, hỗ trợ bệnh nhân thực hiện động tác dễ dàng hơn

  • Ổn định khớp: các trường hợp mất vững khớp cũng gây khó khăn trong các bài tập vận động chức năng. Kinesio Taping với lực căng cao sẽ giúp ổn định cấu trúc khớp, giúp bệnh nhân thực hiện các bài tập không bị lệnh trục, tăng hiệu quả buổi tập.