Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một trong những chứng bệnh gây ra những cơn đau vô cùng nghiêm trọng, xảy ra khi phần nhân keo (nhân nhầy) bên trong đĩa đệm đốt sống vì chấn thương hay các nguyên nhân khách quan khác mà bị thoát ra ngoài. Tuy nhiên, không phải tất cả các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đều gặp phải những cơn đau, trừ khi phần chất đệm thoát ra và gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở vùng lưng. Tuy cần một khoảng thời gian dài, nhưng ở một vài bệnh nhân vẫn có thể tự phục hồi mà không cần phẫu thuật.

Dưới đây là một vài cách có thể giúp bệnh nhân xác định thoát vị đĩa đệm:

 

  1. Nhận biết các triệu chứng: Khu vực đĩa đệm thường xuyên bị thoát vị là ở lưng dưới và cổ. Trong trường hợp bị thoát vị ở lưng dưới, sẽ gây nên các cơn đau ở đùi, cẳng chân hay bàn chân. Còn khi đĩa đệm thoát vị ở cổ, vai và cánh tay sẽ là khu vực bị ảnh hưởng. Các triệu chứng bao gồm:
  • Chân tay đau nhức. Cơn đau trở nên dữ dội hơn khi ho, hắt hơi hoặc di chuyển.
  • Tê hoặc cảm giác như bị kim châm. Xảy ra khi dây thần kinh chạy tới khu vực đó bị ảnh hưởng.
  • Suy yếu. Nếu lưng dưới bị ảnh hưởng, sẽ dễ bị vấp ngã. Còn nếu ở vùng cổ, sẽ dễ khó khăn khi mang vác đồ nặng.
  1. Đến gặp bác sĩ nếu nghi ngờ bản thân mắc phải thoát vị đĩa đệm: Bệnh nhân sẽ được kiểm tra nơi khởi phát của cơn đau cũng như xác định tiền sử của bệnh hoặc những chấn thương từng gặp phải. Một số bài kiểm tra như:
  • Phản xạ
  • Lực của cơ
  • Phối hợp khả năng giữ thăng bằng và đi bộ
  • Khả năng xúc giác. Bác sĩ sẽ kiểm tra những phản ứng khi chạm nhẹ lên vùng bị ảnh hưởng.
  • Khả năng nâng cao đùi hoặc di chuyển đầu. Các động tác này giúp căng các dây thần kinh cột sống. Nếu cảm giác đau, tê hoặc như kim châm tăng, rất có khả năng đĩa đệm đã bị thoát vị.
  1. Thực hiện các xét nghiệm chuẩn đoán hình ảnh.
  • Chụp X – quang. Nhằm để xác định cơn đau không phải do nhiễm trùng, khối u hay gãy xương.
  • Chụp cắt lớp (CT scan). Bệnh nhân sẽ được yêu cầu nín thở thời gian ngắn để đảm bào hình ảnh rõ rang và không được ăn vài giờ trước khi xét nghiệm.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI). Sử dụng từ trường và song vô tuyến, xác định đĩa đệm nào đã bị thoát vị và đã gây ảnh hưởng đến dây thần kinh nào.
  1. Trong trường hợp nghi ngờ bị tổn thương dây thần kinh cần thực hiện các xét nghiệm dẫn truyền thần kinh cũng như điện cơ đồ