Hiện nay tình trạng đau cổ vai gáy đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều trên nhiều đối tượng và có rất nhiều nguyên nhân gây đau. Cơn đau có thể rình rập bạn khi ngồi lâu không vận động hoặc xuất hiện sau một chấn động mạnh hoặc xuất hiện không rõ lý do.
Tuy nhiên, nếu bạn bị đau vai cổ thì bạn không phải là người duy nhất. Cứ 10 người trưởng thành thì có khoảng 1 người bị đau mỏi vai gáy, và gần 50% số người sẽ gặp phải tình trạng này vào một thời điểm nào đó trong đời.
Nguyên nhân đau cổ vai gáy
Thông thường, nguyên nhân đau mỏi cổ vai gáy là do tư thế vận động bất hợp lý, chẳng hạn như ngồi ở bàn làm việc cả ngày mà không vận động. Thực hiện 1 động tác trong 1 thời gian dài làm co thắt cùng cơ vai và cổ, chẳng hạn như xem điện thoại, tivi quá lâu, sơn trần nhà, ngủ ở tư thế sai...
Ngoài ra, lối sống không lành mạnh như: căng thẳng, hút thuốc, thừa cân có thể khiến bạn dễ bị đau mỏi cổ vai gáy hơn. Phần lớn các trường hợp chớm đau vai cổ không phải do tổn thương cấu trúc của xương và mô nên chưa cần thực hiện các tầm soát qua X-quang hoặc MRI.
Khi cơn đau xuất hiện, cần hiểu rằng đau là cách cơ thể phát tín hiệu và yêu cầu bạn phải thay đổi cách sinh hoạt & vận động. Cơ thể con người có một mạng lưới các dây thần kinh có nhiệm vụ truyền các tín hiệu giữa cơ thể và não. Các dây thần kinh này kết nối với các bộ phận khác nhau của cơ thể và hoạt động giống như một hệ thống báo động để cảnh báo bạn khi có các bất thường bằng các tín hiệu đau, từ tín hiệu đau người điều trị sẽ có cơ sở để đánh giá và tìm ra nguyên nhân gây đau.
Chính vì vậy, khi bị đau mỏi vai gáy chúng ta không nên quá lo lắng vì đó chỉ là tín hiệu để chúng ta xem xét lại và thay đổi tích cực. Nếu có phương pháp tập luyện tốt, chứng đau cổ vai gáy thường được cải thiện trong vài tuần.
Trường hợp vừa chớm đau cổ vai gáy nên xem xét lại cách sinh hoạt hàng ngày và bổ sung các bài tập giúp giảm đau.
Tuy nhiên, người đau vai cổ nên duy trì hoạt động thể chất ở mức độ vừa phải không gây đau. Các hoạt động thể chất này có tác dụng giảm đau vai cổ nhờ thúc đẩy quá trình lưu thông hệ tuần hoàn và bạch huyết. Trường hợp ít tập thể dục nên bắt đầu với cường đồ thấp vừa phải, vận động quá mức có thể gây ra các vấn đề khác. Thời gian tập thể dục có thể kéo dài 30 phút ít nhất 5 ngày mỗi tuần. Nên chọn các hoạt động nhẹ như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội, khiêu vũ hoặc yoga. Hoặc các bài tập chuyên dụng trong vận động trị liệu. Các bài tập này sẽ giúp giảm đau và giúp bạn thực hiện các hoạt động hàng ngày dễ dàng hơn.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ ĐAU MỎI CỔ VAI GÁI
Sau đây là ba bài tập giúp giảm tình trạng đau vai cổ người bệnh có thể tập tại bất kỳ nơi nào:
- Động tác ép xương bả vai - Shoulder Blade Squeezes: Động tác ép xương bả vai: Có thể thực hiện ở tư thế đứng hoặc ngồi. Nhẹ nhàng ép hai bả vai vào nhau và phía sau, sau đó thư giãn và lặp lại. Cố gắng để lưng được thư giãn và không nhún vai trong quá trình tập.
- Chin Tucks - Gập cằm: Thực hiện bài tập này khi ngồi, đứng hoặc nằm.
Mắt hướng thẳng về phía trước, nhẹ nhàng kéo cằm vào trong về phía ngực và giữ một lúc. Trở lại vị trí bắt đầu và lặp lại.
- Xoay cổ - Neck Rotations: Thực hiện bài tập này khi ngồi hoặc đứng, vai và tay thả lỏng. Quay đầu nhìn qua một bên vai, giữ một lúc, sau đó quay đầu sang bên kia và thực hiện tương tự. Cố gắng giữ thẳng lưng và hạ vai.
Thực hiện hàng ngày các bài tập trên và mỗi giờ nếu có thể. Mỗi động tác thực hiện 5 lần ( mỗi lần giữ 5 giây)
Lưu ý: Nếu xuất hiện tình trạng đau nghiêm trọng hơn khi tập hoặc sau khi tập, nên tạm ngưng và liên hệ các chuyên gia điều trị về cơ xương khớp để được thăm khám kỹ hơn về tình trạng bệnh
Ngoài ra, để giảm đau hoặc phòng ngừa đau mỏi cổ vai gáy mà không bị gián đoạn vận động, chúng ta có thể sử dụng Phương pháp Kinesio Taping đễ hỗ trợ với tác dụng thư giãn nhóm cơ bị căng tại vùng cổ vai gáy.
Tham khảo chi tiết cách dán Kinesio Taping tại Cách dán băng dán Kinesio cho Đau cổ vai gáy
LIÊN HỆ NGAY CHUYÊN VIÊN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN: 096 887 4839