Những tai nạn do té ngã có thể được ngăn chặn hoặc cải thiện bằng nhiều cách như: tập luyện thể dục thường xuyên để cải thiện sự cân bằng và sức mạnh của cơ thể, luôn lắng nghe lời khuyên từ các chuyên gia y tế, luôn cẩn thận trên từng bước đi, hạn chế tối đa các chướng ngại có thể dẫn đến nguy cơ té ngã trong nhà.
1. Tập luyện thể dục thường xuyên:
- Luyện tập để cải thiện khả năng giữ thăng bằng của cơ thể cũng như tăng cường sức mạnh của chân hoặc thân dưới để hạn chế thấp nhất khả năng té ngã, ngoài ra cũng có thể giúp bản thân cảm thấy tự tin hơn trong mỗi bước đi, một ví dụ điển hình là có thể tập luyện là Tai Chi (Thái Cực quyền), yoga.
- Lười vận động dễ dẫn đến nguy cơ té ngã hoặc những chấn thương sẽ nghiêm trọng hơn sau khi té ngã.
- Tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế để biết được các bài tập tốt nhất phù hợp với bản thân.
2. Có sự tham vấn từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe:
- Luôn nghe theo lời bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về thuốc hoặc các thực phẩm mà bản thân sử dụng, bởi vì một vài loại thuốc hoặc trong thành phần của thuốc dễ gây ra các cơn buồn ngủ hoặc chóng mặt có thể dẫn đến nguy cơ cao té ngã.
3. Kiểm tra tầm nhìn:
- Luôn kiểm tra thị lực ít nhất mỗi năm một lần và đổi kính phù hợp với tình trạng hiện tại, để ý đến các dấu hiệu bệnh có thể xảy ra gây cản trở tầm nhìn như đục thủy tinh thể hoặc glaucoma dẫn đến nguy cơ cao gây té ngã.
4. Dọn dẹp các chướng ngại vật trong nhà: hơn 50% trường hợp té ngã đều diễn ra tại nhà, vì vậy để giảm thiểu tình trạng trên cần phải:
- Dọn dẹp các đồ vật có thể dễ dàng vấp phải (giấy, sách, quần áo, giày dép) trên sàn nhà và những nơi thường xuyên đi qua.
- Sử dụng loại thảm bám dính trên sàn nhà hoặc thảm hai lớp để tránh tình trạng trượt té.
- Cất các công cụ ngay sau khi sử dụng vào tủ hoặc hộp đựng.
- Lắp đặt thanh vịn gần bồn tắm hoặc nhà vệ sinh.
- Sử dụng chất liệu chống trơn trượt trong khu vực phòng tắm.
- Luôn thay mới bóng đèn hoặc nguồn sáng bị hỏng hoặc yếu.
- Luôn lắp đặt và bảo trì tay vịnh và đèn cầu thang.
- Luôn mang giày dép trong và ngoài nhà, tránh tình trạng đi chân trần dễ dẫn đến té ngã.
5. Các lưu ý an toàn khác:
- Đứng lên nhẹ nhàng khi đổi tư thế từ ngồi hoặc nằm.
- Đánh dấu mỗi bậc thang để dễ phân biệt
- Dán số điện thoại khẩn cấp trên điện thoại bàn
- Mang theo thiết bị cảnh báo té ngã, đặc biệt ở những người lớn tuổi hoặc những người có vấn đề về đi lại và giữ thăng bằng.
Tài liệu tham khảo:
https://www.medbridgeeducation.com/patient-education-library/condition/12807-How-to-Prevent-Falls