KINESIO TAPING HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ “HỘI CHỨNG BÀN CHÂN RŨ” CHO BỆNH NHÂN SAU ĐỘT QUỴ
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG & KẾT QUẢ NÓI GÌ?
Giới thiệu chung: Hầu hết người sống sót sau đột quỵ đều gặp các vấn đề rối loạn vận động, đặc biệt là khả năng đi lại mà phổ biến là giảm chức năng gập mu bàn chân, tốc độ đi bộ chậm, và nguy cơ té ngã tăng (Còn được gọi là hội chứng bàn bàn chân rũ).
Một nghiên cứu gần đây cho thấy dán băng Kinesio cải thiện dịch chuyển trọng tâm áp lực và kết quả bài kiểm tra đẩy người về phía trước ở bệnh nhân đột quỵ (Link:https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26321149). Do đó, nghiên cứu này đề xuất sử dụng dán băng Kinesio để điều trị chứng rủ bàn chân sau đột quỵ với mục tiêu đánh giá những thay đổi tức thì trong đi bộ trước và sau khi dán băng Kinesio, các kết quả chức năng được so sánh với nhóm đối chứng (Không dán băng). Từ đó có thể cung cấp cơ sở lý thuyết và hướng dẫn thực tiễn.
Vật liệu và Phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu bo gồm 60 bệnh nhân bị chứng rủ bàn chân sau đột quỵ được tuyển chọn từ Trung tâm Phục hồi Chức năng Sunshine Thượng Hải ở Trung Quốc và đáp ứng được tất cả các tiêu chí chẩn đoán đột quỵ. Mẫu bệnh nhân được phân ngẫu nhiên thành hai nhóm, nhóm thực nghiệm (dán băng Kinesio) và nhóm đối chứng (không dán băng). Bệnh nhân được đánh giá qua các bài test trước và sau khi dán băng Kinesio. Đó là: Bài kiểm tra đi bộ 10 mét (10MWT), Bài kiểm tra đứng lên và đi (TUGT), chiều dài sải chân, giai đoạn đứng, giai đoạn đung đưa và độ xoay của bàn chân ở bên bị ảnh hưởng. Tất cả kết quả đều được do lại 2 lần trên mỗi bệnh nhân và được phân tích dữ liệu bằng phần mềm Stata 13
Thảo luận: Dán băng Kinesio có thể tăng phạm vi chuyển động, sự linh hoạt và cải thiện chức năng gập mu của cổ chân nhờ cơ chế đàn hồi của băng. Ngoài ra, dán bang Kinesio Kỹ thuật chỉnh sửa chức năng có thể kích thích đầu vào cảm giác đến các thụ thể cảm giác ở dây chằng quanh cổ chân, cải thiện khả năng gập và duỗi cổ chân, giảm độ xoay của bàn chân ở bên bị ảnh hưởng, và ổn định kiểm soát tư thế tổng thể.
Để thực hiện kỹ thuật này chúng ta cần phải tạo ra một lực căng khá lớn ( >=50%), có thể tương tự với AFO. Trong nghiên cứu này, dán băng Kinesio có thể mang lại hiệu quả tức thời trong việc điều chỉnh vị trí cổ chân, tăng hiệu quả đi bộ và cải thiện chức năng đi bộ, điều này có thể hỗ trợ cho việc phát triển các bài tập phục hồi chức năng liên quan.
Kết quả: Sau khi điều trị bằng dán băng Kinesio, bệnh nhân trong nhóm thử nghiệm cho thấy cải thiện đáng kể như sau:
- Bài test 10MWT (41,17±2,41 giảm còn 37,28±2,89; p<0,001)
- Bài test TUGT (40,09±4,53 giảm còn 35,56±4,64; p<0,001).
- Có sự khác biệt giữa nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng sau khi điều trị về 10MWT và TUGT (p<0,05).
- Về dáng đi, Nhận thấy sự cải thiện đáng kể về chiều dài sải chân (60,02±9,55 tăng lên 67,00±10,03; p<0,001),
- Giai đoạn đứng của bên bị ảnh hưởng (75,80±4,59 tăng lên 78,92±5,20; p<0,001),
- Giai đoạn đung đưa của bên bị ảnh hưởng (24,20±4,59 giảm còn 21,08±5,20; p<0,001),
- Độ xoay của bàn chân ở bên bị ảnh hưởng (8,83±3,57 giảm còn 5,92±2,68; p<0,001)
- Kết quả chức năng và khả năng dáng đi đã cải thiện đáng kể trong nhóm thử nghiệm sau điều trị (p<0,05) so với nhóm đối chứng
***********************************************************************
Kết luận: Nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng băng dán Kinesio (Kỹ thuật chỉnh sửa chức năng) đối với bệnh nhân bị bàn chân rũ sau đột quỵ có thể giúp cải thiện kiểm soát tư thế cũng như các mẫu vận động và tạo ra hiệu quả tức thời đối với khả năng đi lại và cân bằng. Các nghiên cứu kiểm soát ngẫu nhiên và phân tích các yếu tố ảnh hưởng trong tương lai có thể cung cấp thêm cơ sở lý thuyết và hỗ trợ thực tiễn cho ứng dụng của dán băng Kinesio trong lĩnh vực phục hồi chức năng thần kinh.
Nguồn bài nghiên cứu: